Ý kiến bạn đọc
Sự kiện nổi bật
>>phẫu thuật khớp cắn ngược- Thói quen mút tay Hầu hết các trẻ em đều có vài kiểu mút không dinh dưỡng, tùy theo hoặc là mút ngón tay cái, mút 1 ngón khác hoặc mút núm vú giả. Tuy nhiên thói quen mút tay kéo dài sau khi răng vĩnh viễn mọc sẽ dễ dẫn đến lệch lạc răng. Khi các ngón tay đặt lên giữa hai nhóm răng cửa trên và dưới tạo lực nén trực tiếp sẽ đẩy răng cửa trên mọc chìa ra trước, răng cửa dưới nghiêng vào trong, hai hàm cắn không khít và khi mút tạo áp lực âm trong khoang miệng, môi và má sẽ ép vào làm hẹp cung hàm. Mức độ lệch lạc răng tỷ lệ thuận với số giờ trẻ mút tay mỗi ngày, đặc biệt những trẻ mút tay suốt đêm khi ngủ thì nguy cơ răng mọc lệch lạc càng cao. - Một vài nguyên nhân khác Thói quen đẩy lưỡi, kiểu thở bằng miệng, dinh dưỡng,... Hàm răng đẹp và lý tưởng là hàm răng mà các răng sắp xếp đều đặn trên cung hàm, các răng hàm trên ăn khớp với các răng hàm dưới theo kiểu vảy cá, khi nhìn nghiêng hàm trên bao trùm ra ngoài hàm dưới và cách hàm dưới một khoảng nhỏ khoảng 1-2mm. Đồng thời tương quan xương giữa hàm trên và hàm dưới là bình thường, không bị nhô ra trước hoặc lùi ra sau khi nhìn nghiêng. Cách chữa lệch khớp cắn Điều trị các trường hợp chỉ có sai lệch ở răng đơn thuần sẽ đơn giản và chi phí thấp hơn so với các trường hợp có sai lệch xương phối hợp. Nếu bệnh nhân đến sớm trước tuổi dậy thì, điều trị đơn giản hơn so với đến muộn, bệnh nhân sẽ được điều trị với các khí cụ chỉnh xương kết hợp với đeo mắc cài chỉnh răng. Các trường hợp có sai lệch xương bệnh nhân đã qua tuổi dậy thì, điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ sai lệch xương. Nếu sai lệch xương nhẹ hoặc vừa bệnh nhân được tư vấn điều trị bằng phương pháp bù trừ ( sau điều trị các vấn đề về xương vẫn còn tồn tại nhưng thẩm mỹ được bù trừ bằng cách điều chỉnh răng). Nếu sai lệch xương nặng sẽ phải phẫu thuật chỉnh hình xương hay còn gọi là phẫu thuật chỉnh nha.
Các tin khác