Ý kiến bạn đọc
Sự kiện nổi bật
Lở miệng khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt
+ Người bệnh lỡ cắn vào bên trong má dẫn đến niêm mạc mà bị nhiễm trùng do một số loại virut như herpes simplex gây loét miệng, và nấm miệng. + Người bệnh bị thiếu chất dinh dưỡng, thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin.Bị lở miệng uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?
- Những loại thuốc súc miệng có chất corticoid giảm sưng nhưng cần dành cho những ca nặng do có nhiều tác dụng phụ. - Uống viên sủi vitamin: Thuốc sủi là trợ thủ đắc lực trong việc chữa nhiệt miệng. Sau khi ngâm trong nước cho thuốc sủi hết bọt, nên uống trước 16h vì vitamin C có tính kích thích thần kinh, uống trễ sẽ gây khó ngủ. Liều lượng khuyên dùng: 60 mg mỗi ngày. - Khi bị bệnh lở miệng, bạn cũng nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nhẹ nhàng 3 lần/ngày. Đánh răng lâu sẽ khiến bạn cảm thấy đau rát thế nên chỉ cần quẹt kem lên từng chiếc răng cho “có lệ”, sau đó súc bằng nước súc miệng là được. Lúc này nước súc miệng đóng vai trò như thuốc giảm đau sẽ làm dịu một phần cảm giác rát, tính sát khuẩn của nó còn giúp đánh bay cái lớp vàng nhầy nhầy quanh vết loét. Như vậy, vết thương trong miệng vừa được giảm đau, vừa được sát khuẩn thì sẽ mau lành hơn. Ngoài bị lở miệng uống thuốc gì, bạn cũng nên thay đổi thực đơn đặc biệt cho những ngày bị nhiệt miệng: Loại bỏ những món ăn có tính háo nước ra khỏi thực đơn. Tăng cường những loại rau có vị đắng nhưng tính mát như rau đắng, khổ qua, rau má, các loại rau củ giúp thanh nhiệt như bầu, bí, rau dền, giá đậu. Uống các loại nước mát như nước chanh, nước mía, nước đậu xanh, dừa, nha đam. Nếu huyết áp tốt, bạn có thể uống rau má đậu xanh. Trên đây là những điều mà chúng tôi muốn chia sẻ cho các bạn về “Bị lở miệng uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?”. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo hotline 1900.6900 để được giải đáp.Các tin khác